Google Maps không chỉ đơn thuần giúp người dùng tìm kiếm và hướng dẫn đường đi đến một địa điểm nào đó, mà đây còn là một công cụ marketing quan trọng cho các doanh nghiệp. Do đó trong bài viết này, HiSEO sẽ chia sẻ đến bạn cách SEO Map hiệu quả và nhanh chóng nhất nhằm cải thiện thứ hạng doanh nghiệp của mỉnh trên bản đồ của Google. Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
SEO Map là gì?
SEO Maps (SEO địa phương, SEO Local) bao gồm tất cả các hoạt động nhằm cải thiện sự hiện diện của doanh nghiệp trên Google Maps. Mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm, từ đó nâng cao mức độ nhận diện với khách hàng mục tiêu. Càng tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp, khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên Google Maps cho loại hình doanh nghiệp của bạn trong khu vực càng được nâng cao.
Lợi ích của việc tối ưu SEO trên Google Maps
Không có gì ngạc nhiên khi Google là công cụ tìm kiếm hàng đầu trong một thời gian dài. Vậy còn Google Maps thì sao?
Theo nghiên cứu từ The Manifest, khoảng 70% người dùng smartphone thường xuyên sử dụng Google Maps và 83% người dân Mỹ đã tìm kiếm thông tin trực tuyến trước khi đến cửa hàng. Do đó, Google Maps rõ ràng là một nền tảng tiềm năng để đẩy mạnh các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp.
Sau đây, hãy cùng HiSEO điểm qua một số lợi ích của việc SEO Map mà doanh nghiệp có được:
- Đầu tiên, khả năng tìm kiếm theo vị trí của Google Maps giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy các doanh nghiệp gần họ có cung cấp dịch vụ phù hợp. Hơn nữa, khoảng 1/3 lượt tìm kiếm trên thiết bị di động liên quan đến vị trí, vì vậy việc tối ưu SEO trên Google Maps có thể làm tăng lưu lượng truy cập vào doanh nghiệp.
- Kết quả từ Google Maps không chỉ cung cấp địa điểm mà còn nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp như thông tin liên lạc. Thêm vào đó, đa số lượt tìm kiếm trên Google Maps đến từ thiết bị di động, giúp khách hàng dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp chỉ bằng một lần chạm.
- Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể thêm liên kết trực tiếp đến website của mình trên Google Maps và những thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Nếu thực hiện SEO Map một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, từ đó nâng cao độ uy tín.
- Cuối cùng, một lợi ích quan trọng khác của SEO Google Maps là nó cải thiện trải nghiệm của khách hàng nhờ vào các thông tin quan trọng như địa chỉ, email, website, hình ảnh và đánh giá mà kết quả trả về cung cấp.
Tiêu chí giúp Google đánh giá thứ tự của các địa điểm
Google dựa vào một số tiêu chí như: sự liên quan, khoảng cách và nhận diện tên để xác định xếp hạng của các vị trí. Cụ thể sẽ có hai tình huống tìm kiếm như sau:
- Nếu người dùng tìm kiếm với từ khóa có tên doanh nghiệp thì kết quả trên Google Maps sẽ hiển thị tất cả thông tin đầy đủ ở phía bên phải.
- Nếu người dùng tìm kiếm với từ khóa không có tên doanh nghiệp thì Google Maps sẽ đưa ra 3 kết quả phù hợp nhất. Các thông tin hiển thị bao gồm: tên doanh nghiệp, xếp hạng và địa chỉ.
Google đánh giá thứ hạng trong Local 3-Pack dựa trên những tiêu chí:
- Ưu tiên những doanh nghiệp gần vị trí của người tìm kiếm nhất.
- Ưu tiên những doanh nghiệp có nhiều đánh giá tích cực và đáng tin cậy.
Các bước cài đặt Google Maps
Sau khi nắm vững những kiến thức cơ bản về SEO Map và cách mà Google phân loại các trang trong kết quả tìm kiếm, hãy cùng HiSEO khám phá cách SEO Google Maps để đưa doanh nghiệp của bạn lên thứ hạng cao nhất!
Thêm doanh nghiệp vào Google Maps
Nếu doanh nghiệp của bạn đã có mặt trên Google Maps thì bạn không cần thực hiện bước này. Nếu chưa có, hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập Google.com/maps hoặc mở ứng dụng Google Maps trên điện thoại thông minh và tìm tên doanh nghiệp của bạn.
- Bước 2: Nếu tên doanh nghiệp xuất hiện trong menu thả xuống cùng với vị trí, bạn có thể bỏ qua bước này.
- Bước 3: Chọn “Add a missing place” để thêm doanh nghiệp vào Google Maps.
- Bước 4: Cung cấp các thông tin như: tên, loại hình, và địa chỉ doanh nghiệp.
Xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp
Bất kỳ ai cũng có thể thêm doanh nghiệp vào Google Maps, nhưng chỉ những người đã xác nhận quyền sở hữu mới có thể quản lý nó trên Google. Sau khi xác minh, bạn có thể bổ sung thêm nhiều thông tin nhằm cải thiện thứ hạng. Đồng thời, chỉ những doanh nghiệp đã được xác thực mới có thể tiếp tục các bước trong quy trình SEO Google Maps.
Đầu tiên, bạn cần tạo một tài khoản Google My Business miễn phí. Sau đó, truy cập danh sách doanh nghiệp trên Google Maps, chọn “Claim this business” hoặc “Own this business?” và làm theo hướng dẫn hiển thị trên màn hình.
Cung cấp thông tin doanh nghiệp trên Google Maps
Sau khi liên kết danh sách doanh nghiệp với tài khoản trên Google My Business, bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa SEO Google Maps cho doanh nghiệp của mình. Một điều quan trọng cần nhớ là: doanh nghiệp càng cung cấp nhiều thông tin, thứ hạng trên Google Maps sẽ càng cao.
Để bắt đầu, hãy truy cập vào tài khoản Google My Business. Dashboard sẽ trông giống như hình dưới đây:
Chọn mục “Chỉnh sửa trang”, tại đây bạn sẽ cần điền các thông tin như: tên, loại hình, địa chỉ, khu vực kinh doanh (nếu có), giờ hoạt động, số điện thoại, website, sản phẩm, dịch vụ, thuộc tính, và mô tả. Dưới đây là một số mẹo để tối ưu thông tin cho SEO Google Maps:
- Tên và địa chỉ cần nhất quán: Tính đồng nhất của thông tin về doanh nghiệp trên website là tiêu chí đánh giá độ uy tín trên Google Maps. Ví dụ, nếu tên doanh nghiệp là “Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HIDIGI”, hãy đảm bảo tên trong Google My Business cũng hoàn toàn giống như vậy. Cũng tương tự với địa chỉ doanh nghiệp, hãy sử dụng thông tin địa chỉ chính xác (bao gồm cả phường, quận,…) khi điền vào Google My Business.
- Sử dụng số điện thoại địa phương: Google thường bỏ qua các đầu số điện thoại miễn phí để tránh spam. Do đó, nên sử dụng số điện thoại có mã vùng địa phương để đạt được thứ hạng cao hơn trên Google Maps và khiến khách hàng cảm thấy yên tâm rằng doanh nghiệp ở gần khu vực của họ.
- Cập nhật giờ làm việc: Khi hiển thị kết quả, Google Maps cũng cho biết doanh nghiệp hay cửa hàng có đang mở cửa hay không. Nếu đóng cửa, có thể do ngoài giờ hành chính hoặc lý do khác. Vì thế, việc cập nhật thời gian làm việc thường xuyên và chính xác sẽ giúp tối ưu SEO Google Maps tốt hơn. Khách hàng cũng sẽ không phải đến nơi rồi mới phát hiện cửa hàng đã đóng cửa và để lại đánh giá thấp.
- Mô tả chi tiết doanh nghiệp: Mô tả trong danh sách doanh nghiệp trên Google Maps sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn cho khách hàng, đồng thời nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể viết với phong cách phù hợp với loại hình kinh doanh, khéo léo chèn từ khóa mô tả doanh nghiệp và sản phẩm để thu hút khách hàng.
- Phân loại doanh nghiệp đúng cách: Google My Business cho phép lựa chọn hai loại phân loại: primary (chính) và secondary (phụ). Đối với loại chính, hãy chọn thông tin đại diện chính xác nhất cho các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. Các sản phẩm phụ hãy điền vào mục phân loại khác. Cần lưu ý rằng bạn không thể thêm danh mục tùy chỉnh mà chỉ có thể chọn từ danh mục có sẵn trong Google My Business.
Cung cấp hình ảnh
Google rất thích các doanh nghiệp cung cấp hình ảnh rõ ràng, cụ thể. Điều này có khả năng nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm, đồng thời công nghệ nhận dạng hình ảnh của Google đang ngày càng phát triển và sẽ mang lại nhiều kết quả trực quan hơn cho khách hàng. Nếu không cung cấp hình ảnh, kết quả trên Google Maps sẽ trở nên nhàm chán và không thu hút khách hàng.
Vào mục Ảnh trong bảng điều khiển của Google My Business và nhấn vào biểu tượng để thêm ảnh. Bây giờ bạn chỉ cần tải lên hoặc kéo thả ảnh, hay thậm chí video vào đó. HiSEO khuyên bạn nên đăng ít nhất một bức ảnh mỗi ngày để có thứ hạng SEO tốt hơn, đồng thời cho khách hàng thấy doanh nghiệp của bạn vẫn đang hoạt động.
Nhận đánh giá
Google sử dụng các đánh giá để xếp hạng doanh nghiệp, bạn có thể chủ động yêu cầu khách hàng để lại đánh giá và tích cực phản hồi. Việc thường xuyên phản hồi cũng giúp những người khác biết rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến ý kiến của khách hàng.
Loại bỏ thông tin không cần thiết
Google sẽ đánh giá thấp những doanh nghiệp có quá nhiều số điện thoại hoặc địa chỉ. Do đó, hãy đảm bảo loại bỏ các thông tin và danh sách trùng lặp để không làm ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web.
Đăng bài thường xuyên
Tương tự như Facebook, bạn cũng có thể đăng các bài viết lên danh sách doanh nghiệp trên Google Maps tại mục “Thêm thông tin cập nhật”. Việc này cho Google thấy rằng bạn đang chủ động quản lý doanh nghiệp trực tuyến, và đó là một điểm cộng khi đánh giá xếp hạng. Hơn nữa, điều này cũng cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, vì ai mà không thích những doanh nghiệp luôn tích cực tương tác với người dùng chứ?
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách chèn Google Maps vào WordPress nếu muốn hỗ trợ khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và di chuyển đến cửa hàng hoặc doanh nghiệp.
Cách nâng cao thứ hạng trên Google Maps
Trong phần này của bài viết, HiSEO sẽ giới thiệu 8 mẹo để nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp trên Google Maps hiệu quả nhất nhằm giúp bạn đạt được thứ hạng tối ưu trên nền tảng này.
- Thêm và xác nhận doanh nghiệp trên Google Maps: Để tối ưu hóa SEO cho Google Maps, trước tiên bạn cần cung cấp thông tin về doanh nghiệp của mình trên Google. Bước tiếp theo là xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp, điều này rất quan trọng để bắt đầu cải thiện thứ hạng website. Hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện hai bước này có thể tìm thấy trong phần Các bước triển khai Google Maps của bài viết này.
- Tối ưu danh sách doanh nghiệp: Sau khi thêm doanh nghiệp vào Google Maps, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin để tăng cường điểm SEO. Cách điền thông tin và những mẹo hữu ích để tạo điểm cộng cho SEO cũng đã được nêu rõ ở phần trước của bài viết này.
- Xây dựng backlink: Việc tạo ra các backlink chất lượng có thể mang lại lợi ích lớn cho SEO Google Maps. Tuy nhiên, quá trình xây dựng backlink cần diễn ra liên tục và đều đặn, không chỉ dừng lại ở vài trích dẫn đơn lẻ để đạt thứ hạng cao hơn.
Bạn nên cố gắng tạo liên kết từ các trang web uy tín với tên miền mạnh. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu ai đó liên kết đến bài viết trên blog của mình. Nếu muốn tối ưu hóa SEO Google Maps một cách hiệu quả nhất, hãy chú ý đến những nội dung sau:
- Tạo backlink thường xuyên.
- Sáng tạo nhiều nội dung chất lượng.
- Sử dụng anchor text liên quan.
- Xuất bản trên các ấn phẩm có uy tín.
- Sử dụng Schema Markup: Trước tiên, hãy đảm bảo rằng website của bạn đã được tối ưu hóa cho thiết bị di động vì phần lớn người dùng tìm kiếm vị trí gần họ trên Google Maps qua smartphone. Bên cạnh đó, việc áp dụng schema markup sẽ giúp Google hiểu rõ nội dung website hơn. Bạn có thể thêm thông tin về địa điểm của mình vào Schema để Google dễ dàng hơn trong việc đọc thông tin doanh nghiệp.
- Tối ưu trang chính của website: Website doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong các chiến lược SEO. Đảm bảo rằng website được tối ưu hóa tốt cho di động và bổ sung các từ khóa liên quan đến vị trí trên trang chính để cải thiện SEO Google Maps, cụ thể như sau:
- Thẻ H1/title.
- Thẻ mô tả.
- Nội dung trang.
- Trang chính.
- Xây dựng các trích dẫn có uy tín Citation (trích dẫn) là thông tin ghi lại NAP (Tên – Địa chỉ – Điện thoại) bao gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại và URL website.
Google sử dụng Citation để xác thực vị trí doanh nghiệp, và chúng có thể được xem như một dạng Backlink trong chiến lược SEO. Chất lượng của các nguồn Citation càng cao thì website càng có khả năng đạt thứ hạng tốt trên Google Maps. Do đó, bạn nên viết rõ ràng và chi tiết các Citation của mình.
Như bạn thấy đó, việc SEO Map là một phần không thể thiếu trong hoạt động marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đạt được thứ hạng cao trên Google Maps sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.